Độ phì nhiêu của đất là gì?
Định nghĩa về độ phì nhiêu có trong đất: Độ phì nhiêu có trong đất hay còn được gọi là các chất dinh dưỡng có trong đất nhiều hay ít, khả năng sản xuất của đất đối với các loại cây trông. Đây là các yếu tố đảm bảo cho giống cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường đất trồng.
Những điều kiện quyết định độ phì nhiêu đó là:
- Đầy đủ chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ đối với cây trồng
- Độ ẩm có trong đất thích hợp
- Nhiệt độ thích hợp
- Chế độ không khí có khả năng hô hấp của thực vật và các hoạt động của các vi sinh vật có lợi cho cây trồng
- Đất tươi xốp và được loại bỏ cỏ dại đảm bảo việc phát triển của dễ cây được thuận lợi nhất.
Muốn tăng được độ phì nhiêu để có hoạt động canh tác đạt hiệu quả cao, năng suất, ổn định thì bà con cần phải tác động các yếu tố dinh dưỡng, yếu tố thủy lợi giúp nâng cao đời sống cây trồng một cách tốt nhất. Có thể dùng các biện pháp canh tác như bón phân để tăng cường chất dinh dưỡng trong đất, cải tạo đất.
2, Đặc điểm của độ phì nhiêu có trong đất trồng
Mỗi một loại đất khác nhau đều có độ phì nhiêu khác nhau, quá trình hình thành nên độ phì nhiêu rất chậm.
nếu như không quản lý tốt thì độ phì nhiêu sẽ suy giảm rất nhanh chóng và gây ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng.
Phần lớn các đất canh tác hiện nay có độ phì nhiêu thấp, phần ít đạt mức trung bình
Sử dụng kỹ thuật bón phân có hiệu quả cao, đạt năng suất đối với những loại đất có độ phì nhiêu cao. Độ phì nhiêu được cải thiện thì đồng nghĩ với việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao hơn đối với những loại đất có độ phì nhiêu thấp.
3, các thành phần có trong độ phì nhiêu
Độ phì nhiêu là tổng hợp tất cả các tính chất vật lý, hóa học, sinh học có trong đất. Các thành phần này luôn không ngừng vận động và có mối quan hệ lẫn nhau.
Độ sâu của các tầng đất thực. Đây là điều kiện quyết định sinh trưởng cửa dễ cây bám trong đất có phát triển hay không? Phần lớn trong canh tác đều phải yêu cầu làm phần tầng đất thực tơi xốp nhằm mục đích giúp rễ cây có điều kiện nhanh chóng phát triển, hút dinh dưỡng phục vụ cho cây trồng sinh trưởng tốt.
Phản ứng có trong đất: là các tính chất diễn ra nhằm đảm bảo cân bằng hóa học có trong đất. Các hoạt động của sinh vật cũng góp phần tác động và tham gia vào các tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất.
Hàm lượng các chất gây ức chế có trong đất: Đây là các chất hình thành tự nhiên trong đất như: Như muối có trong đất, Al chất chua phèn của đất, hay các chất độc do hoạt động của con người tạo ta gây ôi nhiễm môi trường đất.
4, Đặc điểm nhận biết đất có độ phì nhiêu cao
Một số loại đất có khả năng sản xuất với độ phì nhiêu tự nhiên cao, có các tính chất như:
Các chất dinh dưỡng có trong đất dễ dàng giải phóng cho cây trồng từ các nguồn lưu trữ
Các chất dinh dưỡng có trong phân bón có khả năng phát tán, chuyển hóa dinh dưỡng cao giúp cây trồng phát triển tốt
Giữ được các chất dinh dưỡng hữu ích đối với cây trồng và khả năng rửa trôi các chất này ít, các chất dinh dưỡng được đảm bảo hấp thụ tối đa nhất có thể
Duy trì độ khoáng tốt đảm bảo nhu cầu phát triển của dễ cây
không cố định giữ các chất dinh dưỡng ở dạng kết tủa khó hấp thụ, làm cho chất dinh dưỡng trở nên không có tác dụng.
Đất có độ phì nhiêu cao là loại đất không cần phân bón hay tác động cung cấp dinh dưỡng từ con người cũng có khả năng cho năng suất canh tác cao. Nhưng năng suất sẽ không thể tăng cho hoạt động canh tác lần sau, chính vì vậy bà con cần bổ sung chất dinh dưỡng và duy trì độ phì nhiêu của đất trông sau mỗi lần canh tác. Đất trồng có độ phì nhiêu cao là nền tảng cốt yếu quyết định tăng trưởng của thực vật tốt nhất, khỏe mạnh để chống trọi với mọi loại sâu bệnh phá hoại.
CÔNG TY TNHH KARIZ VINA
Tầng 3, tòa nhà ACM, 96 Cao Thắng, Phường 4, Q.3, Tp.HCM
0779199092
nghuong.1224@gmail.com
karizvina.com